Trang chủChính TrịQuốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

    Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước

    Sáng 1/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiến hành thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

    Việc tự chủ giáo dục đại học, chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân, tiến độ lập, thẩm định quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch chuyên ngành, các giải pháp quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp… là nội dung được các đại biểu quan tâm.

    Một số đại biểu nhận định, tự chủ giáo dục đại học một mặt giúp các trường đại học chủ động hơn trong việc quyết định một số vấn đề về chuyên môn, tài chính, nhân sự, nhưng lại là thách thức trong vấn đề huy động các nguồn lực tài chính. Qua thực tế khảo sát tại một số trường đại học cho thấy, chính từ cơ chế tự chủ đã làm cho cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng gay gắt hơn. Các trường đại học sẽ chạy theo những ngành đào tạo dễ tuyển sinh, làm mất cân đối trong chiến lược phát triển nhân lực quốc gia. Chất lượng đầu vào và đầu ra của sinh viên, học viên, đặc biệt trong đào tạo thạc sĩ, chất lượng giảng dạy tại nhiều trường đại học không còn là mối quan tâm hàng đầu nữa, thay vào đó là nguồn thu, số lượng sinh viên, học viên có thể tuyển sinh được….

    Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ – Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh phát biểu

    Quan tâm đến tình hình doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng, doanh nghiệp là linh hồn sống của nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp đã và luôn có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước, nhất là trong đại dịch vừa qua. Nhà nước và xã hội cần chia sẻ, chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này. Do đó, các đại biểu nhận định cần phải có những quyết sách quyết liệt hơn, khẩn cấp hơn.

    Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH Lạng Sơn nói

    Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội thống nhất với nhiều nội dung nêu trong báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về kinh tế – xã hội, Ngân sách nhà nước năm 2022, các tháng đầu năm 2023. Tham gia góp ý tại hội trường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam cũng đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý về nội dung này.

    Đại biểu Lê Văn Dũng – Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam phát biểu   
    Đại biểu Phan Thái Bình – Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Nam ý kiến

    Tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng đề nghị triển khai các giải pháp miễn giảm, gia hạn thuế phí, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; các giải pháp để giữ vững sự phát triển ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém; bảo đảm cân đối cung – cầu, điều hành, bình ổn giá phù hợp; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hóa, cân đối về điện, than, xăng dầu…/

    TTXVN 

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU